Đeo bạc bị đen là bệnh gì? Lời giải đáp từ chuyên gia để bạn không còn lo lắng

Nỗi lo lắng “đeo bạc bị đen là bệnh gì?” bắt đầu xuất hiện khi bạn chợt nhận ra sợi dây chuyền, chiếc nhẫn bạc của mình bỗng dưng xỉn màu và ngay lập tức nhớ lại lời truyền miệng từ xưa đến nay: Đeo bạc bị đen là do sức khỏe có vấn đề. Đừng lo lắng, bài viết này của Ancarat Silver sẽ cùng các chuyên gia mang đến cho bạn câu trả lời xác đáng.

Đeo bạc bị đen là bệnh gì? Lầm tưởng và sự thật

Đeo bạc bị đen là bệnh gì? Đầu tiên và quan trọng nhất, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh được việc bạc chuyển màu trong lúc sử dụng là triệu chứng cho thấy cơ thể người đeo mắc một căn bệnh cụ thể nào đó như như bệnh gan, thận hay các vấn đề về nội tạng. Việc dựa vào màu sắc của bạc để “chẩn đoán” bệnh là hoàn toàn không có cơ sở, có thể gây ra sự hoang mang và lo lắng không đáng có.

Đeo bạc bị đen là bệnh gì
Đeo bạc bị đen là triệu chứng của bệnh xuất phát từ quan niệm thời xưa

Vậy tại sao lại có quan niệm đeo dây bạc bị đen là bệnh gì? Niềm tin này xuất phát từ sự quan sát của ông bà ta từ ngàn xưa. Khi một người bị ốm, bị “cảm gió”, quá trình trao đổi chất trong cơ thể có thể thay đổi, dẫn đến thành phần hóa học trong mồ hôi cũng thay đổi theo, có thể chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh hơn bình thường.

Lúc đó, trang sức bạc mà họ đeo sẽ bị đen đi nhanh chóng. Ông bà ta đã nhận thấy sự trùng hợp này và đúc kết thành kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, sự trùng hợp không đồng nghĩa với việc bạc là một công cụ chẩn đoán bệnh. Có rất nhiều yếu tố khác, trực tiếp và phổ biến hơn, gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân thực sự khiến bạc bị đen

Đeo bạc bị đen là sao? Việc trang sức bạc sau khi đeo một thời gian sửa dụng bị đổi màu sang màu đen hoặc xám là một hiện tượng tự nhiên, vô cùng bình thường. Cụ thể, bạc (Ag) khi kết hợp với Lưu huỳnh trong môi trường sẽ tạo ra một lớp kết tủa Bạc Sulfua (Ag₂S) màu đen bám trên bề mặt. “Thủ phạm chính” lưu huỳnh có thể đến từ ba nguồn chính:

Trả lời đeo bạc bị đen là bệnh gì
Đeo bạc bị đen chủ yếu đến từ 3 nguyên nhân là cơ địa, môi trường và hóa chất

Do cơ địa và thành phần mổ hôi khác nhau của mỗi người

Bạc đeo có bị đen không? Đây là nguyên nhân phổ biến và trực tiếp nhất. Mồ hôi của mỗi người có một thành phần hóa học riêng, hay còn gọi là “cơ địa”. Một số người có tuyến mồ hôi chứa nhiều axit amin có gốc lưu huỳnh hơn những người khác. Điều này giải thích tại sao cùng đeo một chiếc nhẫn, nhưng bạc của người này lại nhanh đen hơn của người kia rất nhiều. Đó là do đặc điểm sinh hóa cá nhân, hoàn toàn không phải là bệnh.

Do môi trường xung quanh

Không khí ở những nơi ô nhiểm và nhiều khói bụi đến tư các phương tiện giao thông, nhà máy,… hay thậm chí suối nước nóng đều chứa Hydro Sulfua (H₂S). Khi bạn ở trong những môi trường này, bạc sẽ phản ứng hóa học và xỉn màu nhanh hơn. Đây cũng là lý do trả lời cho câu hỏi “Đeo bạc bị đen là bệnh gì?”. Đôi khi, đó không phải là bệnh, mà chỉ đơn giản là do môi trường bạn sống và làm việc.

Do tiếp túc với hóa chất tẩy rửa mạnh

Các sản phẩm vệ sinh và mỹ phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày như nước hoa, keo xịt tóc, các loại thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, và cả các chất tẩy rửa trong gia đình… đều có thể chứa các hóa chất phản ứng mạnh với bạc và làm nó xỉn màu. Ngoài ra, muối trong nước biển và Clo trong hồ bơi cũng có thể là những nguyên nhân khiến trang sức bạc chuyển màu.

Đeo bạc có tốt cho sức khỏe không?

Đeo bạc có tốt cho sức khỏe không? Thông qua những phân tích phía trên, chúng ta phần nào có thể khẳng định đeo bạc là tốt cho sức khỏe, nhưng theo một cách khác với những gì chúng ta thường nghĩ. Tác dụng tốt của bạc không nằm ở việc “báo bệnh”, mà nằm ở hai khía cạnh đã được khoa học chứng minh:

  • Là “thiết bị cảnh báo” môi trường: Thay vì thông báo vấn đề trong cơ thể, việc bạc xỉn màu đột ngột có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng môi trường không khí hoặc nguồn nước bạn đang tiếp xúc có chứa hợp chất lưu huỳnh không tốt. Đây mới chính là giá trị “bảo vệ sức khỏe” thực tiễn nhất của bạc.
  • Khả năng kháng khuẩn: Tác dụng của bạc ta (bạc nguyên chất) trong việc ức chế vi khuẩn là có thật. Đeo bạc giúp bề mặt da sạch hơn, đặc biệt tốt cho những người có làn da nhạy cảm hoặc đối với trẻ nhỏ.

Làm gì khi bạc đeo bị đen?

Việc bạc bị đen là một hiện tượng tự nhiên, cũng có thể xem là một minh chứng cho thấy trang sức của bạc là bạc thật. Hiện tượng xỉn màu này hoàn toàn có thể được xử lý dễ dàng. Bạn có thể dùng khăn lau bạc chuyên dụng, các dung dịch làm sáng bạc hoặc các mẹo dân gian như dùng kem đánh răng, baking soda để làm sạch và giúp trang sức sáng bóng trở lại. Tìm hiểu thêm về giá bạc tại Ancarat Silver.

Giải đáp đeo bạc bị đen là bệnh gì
Khắc phục vấn đề bạc bị đen vô cùng đơn giản

Kết luận

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “đeo bạc bị đen là bệnh gì?” là: đây không phải là dấu hiệu của một căn bệnh cụ thể. Đó là một hiện tượng hóa học bình thường gây ra bởi mồ hôi, môi trường và hóa chất. Giá trị sức khỏe của việc đeo bạc nằm ở khả năng kháng khuẩn và vai trò như một “thiết bị cảnh báo” môi trường.

Nếu bạc liên tục bị đen rất nhanh, thay vì lo lắng về bệnh tật, bạn có thể thử xem xét các yếu tố về môi trường hoặc mỹ phẩm mình đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo lắng, để yên tâm hơn hãy kiếm tra sức khỏe của mình tại các cơ sở y tế đáng tin cậy.

Với bài viết sau, Ancarat Silver hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về sự xỉn màu của bạn. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu được tư vấn thêm về đầu tư bạc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau:

☎ Hotline: 0961.586.586
📍 CH1: 261 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. HCM – Hotline: 0981999901
📍 CH2 (SILVER ONLY): 259 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. HCM – Hotline: 0961.586.586
📍 CH3: 154 Hậu Giang, P. 6, Q. 6, TP. HCM – Hotline: 0981816330
📍 CH4: 382 Lê Quang Định, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM – Hotline: 0981816365
📍 CH5: 236 Lò Đúc, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội – Hotline: 0981999903

Kết luận

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0961.586.586